Bánh Trung Thu Kinh Đô Trăng Vàng Hoàng Kim Vinh Hiển (Đỏ) [Mã: HKD]
Ý nghĩ đơn thuần về truyền thống, ngày lễ có thể mang lại những nụ cười trên gương mặt của mọi người, gợi ra những cảm xúc ngọt ngào và hoài niệm. Chúng ta gần như có thể ngửi thấy mùi bánh trung thu thơm phức, tiếng vui đùa của làng xóm khi phá cỗ, hay tiếng trống múa lân trong tâm trí của mình.
Các ngày lễ thường đánh dấu những khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta, từ các mốc trọng đại như ngày sinh nhật và đám cưới cho tới những lễ kỉ niệm theo mùa như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu. Với thời điểm càng quan trọng thì nghi lễ lại càng cầu kì hơn.
Các ngày lễ ngày càng ngập tràn sự lộng lẫy. Những tiếng trống và ánh đèn lồng báo hiệu cho tất cả các giác quan của chúng ta rằng đây không phải là dịp bình thường – đó là một sự kiện quan trọng và đầy ý nghĩa. Cảm giác sảng khoái này tạo nên những hồi ức lâu dài về những dịp lễ và ghi dấu chúng trong trí nhớ của chúng ta như những sự kiện đặc biệt đáng được trân trọng.
Thật vậy, có rất nhiều lí do để trân trọng những ngày lễ của gia đình. Nghiên cứu cho thấy rằng các ngày lễ đem đến những lợi ích tâm lý, giúp chúng ta hưởng thụ, kết nối với những người mình yêu thương và dành chút thời gian nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Giảm lo âu
Cuộc sống hàng ngày có lẽ khá căng thẳng và đầy rẫy những bất trắc. Vì vậy có một thời gian đặc biệt trong năm khi chúng ta biết chắc sẽ làm gì, cách mà chúng ta luôn thực hiện nó, mang lại một cảm giác thoải mái và ổn định.
Từ những bài hát về chị Hằng, chú Cuội đến phá cỗ Trung thu, các truyền thống ngày lễ đều có đầy đủ những nghi lễ khác nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng các hành động có cấu trúc và lặp đi lặp lại liên quan tới những nghi lễ như vậy có thể hoạt động như một bước đệm chống lại sự lo lắng, bằng cách biến thế giới của chúng ta thành một nơi dễ đoán hơn.
Rất nhiều những nghi lễ đều có thể được thực hiện vào những thời gian khác trong năm. Nhưng vào mùa lễ hội, chúng trở nên có ý nghĩa hơn rất nhiều. Chúng được tổ chức ở một nơi đặc biệt (trong nhà, trong khu dân phố, làng xóm) và với một nhóm người đặc biệt (những người họ hàng và bạn bè thân thiết nhất hay hàng xóm, láng giềng). Bởi lí do ấy, nhiều người sẽ dành thời gian để cùng làm đèn lồng, làm bánh hay phá cỗ với con cái và gia đình mình để có một khoảng thời gian đầy ý nghĩa. Việc tụ họp lại cùng nhau giúp mọi người bỏ lại những lo lắng, đồng thời kết nối với truyền thống gia đình lâu đời.
Bánh Trung Thu Kinh Đô Trăng Vàng Hồng Ngọc An Bình [Mã: HNAB]
Những bữa ăn hạnh phúc
Sẽ chẳng có ngày lễ nào sẽ hoàn chỉnh nếu không có một bữa tiệc thịnh soạn. Khi loài người thuở ban sơ quây quần xung quanh đống lửa để nướng đồ ăn mà họ săn bắt, việc nấu nướng đã trở thành một trong những đặc điểm nổi bật của nhân loại.
Những khoảng thời gian dành ra ở trong bếp và khi cùng thưởng thức những món ăn ngày lễ mang lại một số chức năng xã hội tương tự như tổ ấm của tổ tiên ban đầu. Chia sẻ một mâm cỗ Trung thu tượng trưng cho tính cộng đồng, gắn kết cả gia đình lại với nhau quanh bàn ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc trò chuyện và kết nối.
Tất cả các nền văn hoá đều có những nghi lễ liên quan tới đồ ăn và chuẩn bị bữa ăn. Truyền thống Do Thái quy định rằng tất cả đồ ăn cần được chọn lựa và chuẩn bị theo một quy tắc nhất định (Kosher). Một số nơi ở Trung Đông và Ấn Độ, chỉ có tay phải mới được sử dụng khi ăn. Và ở rất nhiều nước châu Âu, điều quan trọng trên bàn tiệc là phải giao tiếp bằng ánh mắt khi cụng ly để tránh bảy năm đời sống tình dục không hạnh phúc.
Tất nhiên, những dịp đặc biệt cần có những bữa ăn đặc biệt. Ở Việt Nam, việc làm bánh Trung thu mất khá nhiều công sức và thường bao gồm các nguyên liệu đa dạng như hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, bột mì, trứng,… Và những công thức này không chỉ là ẩm thực, mà còn là về mặt tinh thần.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện một nghi lễ trước bữa ăn cải thiện trải nghiệm của bữa ăn đó và khiến đồ ăn trở nên ngon hơn. Một số nghiên cứu khác tìm ra rằng khi trẻ em tham gia vào việc chuẩn bị đồ ăn, chúng sẽ thích đồ ăn hơn, và thời gian chúng dành để chuẩn bị càng lâu thì chúng càng thấy biết ơn hơn. Bởi cách này, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bắt mắt các món ăn trong ngày lễ Trung thu hầu như luôn đảm bảo mục đích nâng cao giá trị một trải nghiệm ẩm thực.
Chia sẻ chính là quan tâm
Tặng nhau những món quà là một điều thường thấy trong những dịp lễ. Các nhà nhân loại học đã nhận thấy rằng trong rất nhiều xã hội, nghi thức tặng quà đóng một vai trò quan trọng trọng việc duy trì mối quan hệ xã hội bằng cách tạo nên những mạng lưới của mối quan hệ tương hỗ.
Ngày nay, rất nhiều gia đình tặng trẻ những món quà nhỏ trong ngày Tết Trung thu, bạn bè hoặc người yêu đôi khi cũng tặng nhau quà trong dịp lễ này. Lợi ích của nghi thức này nằm ở việc hầu hết những đứa trẻ và mọi người đều cuối cùng sẽ nhận được những gì họ mong muốn có được – mọi người sẽ cảm thấy thoả mãn với việc tặng quà và nhận được quà.
Và vì đây là thời điểm đặc biệt trong năm, chúng ta có thể nuông chiều con cái hay bản thân mình một chút. Bình thường, chúng ta có thể quyết định không mua món đồ nào đó cho con vì nó quá đắt. Nhưng dịp Tết trung thu là lúc chúng ta có thể coi đó như là món quà và hoang phí một chút cho con cái hay bản thân mình.
Tạo nên giá trị gia đình
Chức năng quan trọng nhất của những ngày lễ là duy trì và củng cố những mối quan hệ gia đình. Trên thực tế, với những họ hàng sống xa nhau, những nghi lễ và ngày lễ có thể là cách để gắn kết gia đình lại với nhau.
Nghi lễ là một dấu hiệu mạnh mẽ của tính đồng nhất và sự tập hợp các thành viên trong nhóm. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng việc tham gia các nghi lễ tập thể tạo ra sự thân thuộc và tăng tính hào phóng với những thành viên khác trong nhóm.
Truyền thống ngày lễ thường đặc biệt quan trọng với trẻ em. Nghiên cứu cho thấy trẻ em tham gia vào những ngày lễ có thể trở nên gắn bó chặt chẽ hơn với bạn bè. Ngoài ra, sự tương tác tích cực của cha mẹ – con cái dường như có liên quan đến việc có nhiều kỉ niệm tích cực về các ngày lễ trong gia đình.
Các ngày lễ chính là công thức hoàn hảo để mang lại một gia đình hoà thuận. Nghiên cứu của Kahneman cho thấy rằng khi chúng ta đánh giá lại những trải nghiệm trong quá khứ, ta thường nhớ về những kỉ niệm tuyệt vời nhất và những khoảnh khắc cuối cùng, ít khi ta quan tâm tới các điều khác. Đó được gọi là “Quy tắc đỉnh – kết” (peak – end rule).
Nói theo cách khác, những kí ức về những ngày lễ gia đình sẽ chủ yếu bao gồm tất cả những nghi lễ (kể cả vui vẻ hay không), bữa cơm với đồ ăn ngon, những món quà và những cái ôm. Và khi dịp lễ kết thúc, chúng ta sẽ có một điều gì đó để mong đợi vào năm tiếp theo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Cúng Rằm tháng 8 đơn giản và đầy đủ nhất
- Ý nghĩa Tết Trung thu
- Bánh kem trung thu đậm đà hương vị tết Đoàn viên
- Cách Làm Bánh Dẻo Truyền Thống
- Bảng giá bánh trung thu Kinh Đô 2023
- Bảng giá bánh trung thu Như Lan 2023
- Bảng Báo Giá Bánh Trung Thu Cao Cấp Hãng GIVRAL
- Bảng Giá Bánh Trung Thu ABC
- Bảng Giá Bánh Trung Thu Đại Phát Chiết Khấu Hấp Dẫn
- Bánh Trung Thu Richy Giá Bao nhiêu
- Giá bán lẻ của hộp bánh trung thu Richy – Hộp Thanh Phúc
- Bảng Giá Bánh Trung Thu Bibica
Nguồn bài viết: Internet
———————–
Thông tin liên hệ:
NPP CẤP CAO BÁNH TRUNG THU
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP QUÀ TẶNG VGIFT
Shophouse V6A-06, KĐT Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Hotline|Zalo:
Email: