Ý nghĩa Tết Trung thu

Ý nghĩa Tết Trung thu

Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung thu được tổ chức vào mùa thu, tức ngày Rằm Tháng Tám (Âm lịch). Trong dịp này, người ta thường làm mâm cỗ gia tiên và bày bánh trái ra sân để cúng mặt trăng.

Tết Trung thu
Tết Trung thu

Cũng trong dịp này, bố mẹ bày mâm cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc, thương yêu của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Đây là dịp hầu hết mọi người đều mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng. hường người Hoa chỉ tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán, trong khi người Việt đặc biệt chọn múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung thu. Họ cho rằn lân là con vật tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.

Bánh Trung Thu Kinh Đô Bánh Dẻo Sữa Dừa Trọng Lượng 180g – [Mã: 90]

Bánh Trung Thu Thu Hương Bakery – Bánh Nướng Các Vị 120g

Người Việt ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng Tám Âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Hoa. Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Chuyện kể rằng khi vua Đường Minh Hoàng () dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm Rằm tháng tám Âm lịch. Trong đêm trăng tròn và sáng, tiết trời đẹp và không khí mát mẻ, khi nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.

Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên thướt tha trong đang xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy, nhà vua quên rằng trời đã gần sáng, ông phải ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về đến chốn hoàng cung, nhà vua cảm vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng Tám, ông lại lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng Tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Tết Trung thu và các tục lệ trong Tết này, được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành ngày lễ của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống… khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em.

Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi những món quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu thấu tình của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc, người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

Ý nghĩa của Tết Trung Thu

Cứ vào dịp Tết Trung thu, các bạn nhỏ có thể tự làm những chiếc đèn ông sao, đèn hình các con thú, đèn lồng… và thắp nến bên trong để cùng đi rước đèn dưới đêm trăng. Mặc dù nhịp sống hiện đại ngày nay với việc học tập của các con, công việc của bố mẹ nên việc tự làm đèn ít còn nữa, thay vào đó các bạn nhỏ được bố mẹ cho những chiếc đèn đẹp và hiện đại hơn.

Vào đúng đêm 15/8 Âm lịch, các bạn nhỏ sẽ tụ tập cùng nhau mang những chiếc đèn với lung linh sắc màu, hình dáng cùng nhau đi khắp vùng để rước đèn dưới trăng. Đồng thời, các bạn nhỏ cũng được tham dự bữa tiệc liên hoan văn nghệ múa hát và phá cỗ trăng Rằm.

Đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của ông bà, bố mẹ, anh chị dành cho các bạn nhỏ, đồng thời giúp các bạn nhỏ tăng thêm sự giao lưu, tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ cũng chính vì thế Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên trong lòng mỗi người dân Việt. Mỗi người con dù đi ngược về xuôi vẫn luôn cố gắng về đoàn tụ cùng gia đình vào mỗi dịp này.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của sự chăm sóc, báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của thương yêu.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nguồn bài viết: Internet
———————–
Thông tin liên hệ:
NPP CẤP CAO BÁNH TRUNG THU
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP QUÀ TẶNG VGIFT
Shophouse V6A-06, KĐT Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Hotline|Zalo:
Email: 
Bạn cần hỗ trợ?