Giáo án và kế hoạch chủ đề nhánh bé vui tết trung thu

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN III

Chủ đề nhánh: Bé vui tết trung thu.

Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 20/9 – 24/9/2021

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ biết ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày tết trung thu và biết được 1 số hoạt động trong ngày tết trung thu: Rước đèn, chơi trò chơi, phá cỗ

– Trẻ biết tên một số đồ chơi, một số loại bánh, một số loại quả trong ngày tết trung thu.

– Trẻ biết tập thể dục buổi sáng theo nhịp bài hát. Biết tập thể dục buổi sáng có lợi cho sức khỏe.

– Biết tên các góc chơi trong lớp, đồ dùng đồ chơi mới. Biết 1 số hành động của vai chơi. Biết cất đồ chơi khi chơi xong, không tranh giành đồ chơi với bạn.

– Trẻ nhớ được nhiệm vụ của cô đặt ra trong ngày. Trẻ biết nhận xét việc làm tốt của mình của bạn, việc làm chưa tốt của mình và của bạn và có ý thức tự giác cố gắng và sửa chữa.

2. Kĩ năng.

– Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ khi giao tiếp với cô và bạn.

– Rèn trẻ kỹ năng xếp hàng, đi các kiểu chân, tập các động tác thể dục theo nhịp đếm.

– Hình thành cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ, phân vai chơi, phối hợp hành động chơi theo nhóm.

– Rèn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, đoàn kết trong khi chơi.

3 Thái độ

– Trẻ vui vẻ, hào hứng khi đến lớp, giữ gìn vệ sinh trường lớp.

– Thích tập thể dục buổi sáng.

– Trẻ có ý thức noi gương các bạn tốt, có ý thức cố gắng làm các việc làm tốt.

– Đoàn kết, nhường nhịn, chia sẻ trong quá trình chơi.

– Hứng thú tham gia vào hoạt động.

– Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

II. CHUẨN BỊ

* Sân tập xắc xô, trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

* Đồ dùng đồ chơi ở các góc:

Góc học tập: tranh ảnh, lô tô, thẻ số, đồ chơi đồng hồ số.

– Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, cây, các khối xốp, khối gỗ, mô hình ngôi nhà

Góc nghệ thuật: các nguyên liệu cho trẻ sáng tạo như cành cây, lá cây, len vụn, vỏ hến, sáp màu, giấy gam, giấy màu, hồ dán, màu nước, tranh vẽ công thức pha màu, dụng cụ âm nhạc, mũ múa, quần áo biểu diễn…

Góc phân vai: Bộ đồ dùng nấu ăn, lô tô thực phẩm 4 nhóm dinh dưỡng, bộ đồ dùng khám bệnh bác sĩ, ba nô quần áo.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt

động

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 

1. Đón trẻ

– Cô đến trước mở cửa cho thông thoáng phòng, quét dọn vệ sinh phòng nhóm.

– Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định.

– Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ.

– Giới thiệu tên cô tên bạn.

 

2. Trò chuyện

Nội dung dự kiến:

– Các hoạt động trong ngày lễ khai giảng.

Tên lớp, tên trường, tên cô và các bạn.

– Các hoạt động trong ngày tết trung thu.

– Các loại hoa, quả, bánh kẹo trong Tết Trung thu.

– Cảm xúc của bé.

 

3. Thể dục sáng

*Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu chân về đội hình  3 hàng dọc

* Hoạt động 2: Trọng động: Tập theo nhịp bài hát « Trường cháu đây là trường mầm non »

+ Tay: Đưa tay lên cao, ra phía trước “Ai hỏi cháu….múa hát thật hay”

+ Bụng: Nghiêng người sang hai bên “ Cô là mẹ….trường mầm non”

+ Chân: Bước một chân lên phía trước       “Ai hỏi cháu…….lớp sạch ghê”

+ Bật: Bật tại chỗ “Khi về nhà…… là trường mầm non”

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:

Cho trẻ nhẹ nhàng đi quanh sân tập 1- 2 vòng.

 

4. Hoạt động học

Thể dục

Lăn bóng với cô

Trò chơi: Chuyền bóng qua chân

Toán

Xếp xen kẽ hai đối tượng

Tạo hình

Tô màu đèn lồng

Thơ

Trăng sáng

Âm nhạc

– NDTT: Dạy hát “Đêm trung thu”

– NDKH:

+ Nghe hát: Chiếc đèn ông sao

+ TCÂN: Ai đoán giỏi

 

5. Chơi, hoạt động ngoài trời

– HĐCMĐ

Trò chuyện về chiếc bánh nướng, bánh dẻo

– Trò chơi vận động:

Đoán xem là ai đây?

Chơi tự do

– HĐCMĐ

Vẽ bánh trung thu

– Trò chơi vận động:

Tránh nắng

Chơi tự do

– HĐCMĐ

Quan sát đèn ông sao

– Trò chơi vận động:

Nào ta cùng vận động.

Chơi tự do

– HĐCMĐ

Nặn bánh trung thu

– Trò chơi vận động:

Chọn quả

Chơi tự do

– HĐCMĐ

Giao lưu với lớp 3 tuổi A

– Trò chơi vận động:

Dung dăng dung dẻ

Chơi tự do

 

6. Chơi, hoạt động ở các góc

*Trò chuyện:

Cho trẻ hát bài hát ‘‘Trường của cháu đây là trường mầm non’’

– Trò chuyện với trẻ về ngày hội đến trường và ngày tết trung thu.

Cho trẻ cùng tìm hiểu và nói lên những phát hiện của mình về các góc chơi trong lớp.

Nếu trẻ chưa biết cô giới thiệu cho trẻ biết về các góc chơi đó.

– Cô gợi ý, giúp đỡ để trẻ vào góc chơi.

+ Cô gợi ý để trẻ nói về hoạt động ở các góc chơi, khuyến khích trẻ nhận vai chơi, góc chơi.

+ Cô gợi ý, giúp đỡ trẻ nhận vai chơi, góc chơi và chơi ở các góc

– Góc xây dựng ở đâu? Ai sẽ là những chú công nhân xây dựng? các chú thợ xây sẽ xây như thế nào?

– Góc nghệ thuật đâu? ở góc nghệ thuật có gì?

– Ai muốn tô đồ chơi trong ngày tết trung thu hay nặn bánh trung thu nào?

– Góc học tập có nhiều sách, tranh ảnh hấp dẫn bạn nào thích hãy về góc đó nào?

– Cô mời các con về góc chơi của mình.

*Trẻ vào góc chơi

­+ Góc xây dựng: Xây trường mầm non

+ Góc nghệ thuật: Tô tranh về đồ chơi trung thu, nặn bánh trung thu.

+ Góc học tập: Xem sách, kể chuyện theo tranh, làm sách.

– Cô bao quát trẻ, tới các góc hướng dẫn trẻ thực hiện vai chơi, nếu trẻ lúng túng cô nhập vai chơi cùng trẻ, nhắc trẻ đi lại nhẹ nhàng, nói vừa đủ nghe, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, hợp tác giúp đỡ bạn trong lúc chơi, lúc gặp khó khăn.

– Tạo tình huống để trẻ đổi góc chơi khác, nếu trẻ thấy chán.

*Kết thúc

– Bật nhạc “Hết giờ chơi”.

Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

7. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều – Trò chơi:

Chuyền bóng cho nhau (Mới)

* Hoạt động : Bé kể những cảm xúc khi tới trường

* Chơi t chn

– Trò chơi:

Nghe âm thanh đoán tên đồ vật

* Hoạt động :

Làm quen bài hát “Đêm trung thu”

* Chơi t chn

*Trò chơi : Chuyền bóng cho nhau

* Hoạt động : Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu

* Chơi t chn

*Trò chơi: ‘‘Tập tầm vông’’

* Hoạt động : Trung thu của bé

* Chơi tự chọn

*Trò chơi: “Bóng tròn to”

* Hoạt động : Lao động vệ sinh

*Nêu gương cuối tuần.

* Chơi t chn

  Nêu gương cuối ngày
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
– Cho trẻ hát bài hát: Đêm trung thu

– Cho trẻ nhắc lại nhiệm vụ cô đặt ra trong ngày.

– Cho trẻ kể về những việc làm tốt, chưa tốt của mình, của bạn trong ngày

–  Cô nhận xét chung, khen ngợi việc làm tốt của trẻ, động viên trẻ làm nhiều việc tốt

– Tặng cờ cho trẻ

– Cho trẻ vui văn nghệ

+ Hát : Đêm trung thu

+ Thơ : Trăng sáng

–  Trẻ hát cùng cô

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ kể cùng cô

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhận cờ

– Trẻ hát

– Trẻ đọc thơ

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích

* Trẻ biết tên vận động “Lăn bóng với cô”. Biết cách thực hiện thành thạo bài tập phát triển chung, vận động “Lăn bóng với cô”.

– Trẻ biết tên gọi của bánh nướng, bánh dẻo, biết 1 số đặc điểm nổi bật của bánh

– Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, chơi đúng luật trò chơi: Đoán xem là ai đây?, chuyền bóng cho nhau.

– Trẻ biết nói lên cảm xúc của mình khi đến trường.

* Trẻ có kỹ năng tập luyện cho cột sống, cơ chân và giữ thăng bằng. Rèn cho trẻ có sự phản ứng nhanh khi có hiệu lệnh và kỹ năng quan sát.

– Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin khi nói về bản thân mình.

– Rèn kỹ năng chơi tập thể và kỹ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi cho trẻ.

– Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với bạn bè.

* Phát huy tính tập thể tinh thần đoàn kết trong giờ học.

– Trẻ yêu quý, kính trọng cô giáo.

– Trẻ vui chơi, hòa thuận với bạn.

– Trẻ tích cực nói về cảm xúc của mình.

II. Chuẩn bị

– Địa điểm: trong lớp, ngoài sân

– Đồ dùng của cô: Hệ thống câu hỏi, xắc xô, sân trường sạch gọn. Đồ chơi các góc: Tranh ảnh, gạch, hàng rào, lắp ghép, cây. Trò chơi dân gian có luật, một số bài hát về chủ đề. Bánh nướng, bánh dẻo, đĩa, dao, dĩa.

– Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gang, phấn, bóng.

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú
 1. Hoạt động học: Thể dục:

– Vận động cơ bản: Lăn bóng với cô.

– Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua chân.

*Hoạt động 1. Gây hứng thú kiểm tra sức khỏe.

– Trò chuyện với trẻ về quả bóng.

– Trước khi tập luyện cô muốn biết có bạn nào đau chân, ốm không?

*Hoạt động 2: Khởi động

Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, chạy, về đội hình.

* Hoạt động 3. Trọng động

– Bài tập phát triển chung: Tập theo nhịp đếm 2 lần x 4 nhịp

+ Tay: 2 tay để lên vai, xoay bả vai.

+ Bụng: 2 tay chống hông, xoay hông

+ Chân: 2 tay để đầu gối, xoay đầu gối.( 3 lần x 4 nhịp )

+ Bật: Bật tiến về phía trước.

– Vận động cơ bản:

+ Cô giới thiệu tên vận động

+ Cô làm mẫu lần 1(không giải thích)

+ Lần 2 cô làm mẫu kết hợp phân tích vận động: Tư thế chuẩn bị cô ngồi 2 chân duỗi thẳng 2 tay cầm bóng. Khi có hiệu lệnh “lăn” cô lăn cho cô thêu sau đó cô thêu bắt bóng rồi lăn lại cho cô.

+ Mời 2 trẻ khá thực hiện vận động, cô luôn bao quát, giúp trẻ khi cần. Khi trẻ làm xong, cô cho cả lớp nhận xét.

+ Cho cả lớp lần l­ượt thực hiện vận động.

+ Tổ, nhóm thực hiện.

– Cô củng cố bài tập: hỏi tên vận động và mời 2 trẻ thực hiện tốt lên vận động lại.

*Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua chân

+ Cho trẻ về đội hình vòng tròn

+ Cô giới thiệu tên trò chơi

+ Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

+ Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi:

+ Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần

+ Nhận xét chơi

* Hoạt động 4. Hồi tĩnh

– Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.

*Hoạt động 5: Kết thúc.

– Cô nhận xét động viên khích lệ trẻ

2. Chơi, hoạt động ngoài trời:

* Hoạt động có mục đích:

“Trò chuyện về chiếc bánh nướng, bánh dẻo”

– Cho trẻ chuyền tay nhau quan sát (sờ, ngửi) bánh, rồi cho trẻ tự nói một số đặc điểm của bánh (Hình dạng, màu sắc, mùi hương)

+ Bánh này thường có vào dịp nào?

– Cô cắt bánh: Bên trong bánh có gì?

+ Ai đã được ăn bánh này rồi? Có ngon không?

Cho trẻ nếm bánh

+ Bánh ngon không? Có vị gì?

– Giáo dục trẻ không nên ăn quá nhiều bánh kẹo trong dịp tết trung thu

* Trò chơi vận động: “Đoán xem là ai đây”

– Cô giới thiệu tên trò chơi.

– Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi.

– Cô khái quát lại:

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần và quan sát nhắc nhở trẻ chơi

– Nhận xét chơi.

* Chơi tự do

3. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều:

* Trò chơi: Chuyền bóng cho nhau ( Mới)

– Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi

+ Luật chơi : Bạn nào không gọi đúng tên của bạn và ném đúng bóng vào bạn đó thì bạn ấy phải nhảy lò cò

+ Cách chơi: Cả lớp ngồi thành vòng tròn cô ném quả bóng cho bạn bất kì bạn đó nhanh chóng bắt lấy bóng gọi nhanh tên 1 bạn trong lớp gọi xong trẻ đó ném nhanh bóng sang cho bạn khác trò chơi tiếp tục.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần

– Nhận xét sau khi chơi

* Hoạt động : “Bé kể về những cảm xúc khi tới trường”

– Các con đang học ở tr­ường nào?

– Đến trường con thấy có vui không? Vì sao?

– Khi đến lớp các con có khóc nhè không?

– Khi đến lớp các con phải chào ai?

– Được chơi  với cô giáo và các bạn con thấy thế nào?

– Cô hỏi tập thể, cá nhân và khích lệ trẻ kịp thời.

* Chơi  tự chọn

* Nêu gương cuối ngày

 

– Trẻ trò chuyện cùng cô

– Không

– Trẻ đi theo cô

– Trẻ tập theo nhịp đếm, theo cô

– Trẻ lắng nghe

– Cả lớp chú ý theo dõi

– Trẻ chú ý và lắng nghe

– 2 trẻ thực hiện

– Cả lớp thực hiện

– 2 đội thi đua

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi

– Cả lớp đi lại nhẹ nhàng

– Trẻ sờ, ngửi bánh

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ ăn bánh

– Trẻ  nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi 2-3 lần

– Trẻ trả lời

– Trẻ tự nói về cảm nhận của mình khi tới tr­ường

– Trẻ chơi

*Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích

* Trẻ hiểu cách xếp xen kẽ cứ 1đồ dùng này đến một đồ dùng kia và cứ thế tiếp tục xếp thành chuỗi theo quy tắc.
Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “nhanh và đúng”, ” Ai nhanh trí”.

– Trẻ biết vẽ các nét cong, nét xiên, nét nằm ngang để tạo thành bánh trung thu

– Trẻ biết tên, luật chơi, cách chơi trò chơi “Tránh nắng, nghe âm thanh đoán tên đồ vật”

– Trẻ nhớ tên bài hát “Đêm trung thu”.

* Trẻ có kỹ năng sắp xếp xen kẽ theo qui tắc của 2 đối tượng.

– Rèn kĩ năng vẽ cho trẻ

– Hình thành khả năng quan sát phối hợp với các bạn trong khi chơi trò chơi

– Rèn kĩ năng hát bài hát “Đêm trung thu”

* Trẻ yêu tết trung thu, thích tham gia các hoạt động đón tết trung thu. Biết cảm ơn khi được nhận quà, giữ gìn đồ chơi sạch sẽ…

– Hứng thú tham gia các hoạt động.

– Đoàn kết, giúp đỡ bạn, không tranh giành đồ chơi.

II. Chuẩn bị

– Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong lớp, sân trường

– Đồ dùng của cô: 4 bức tranh, đồ chơi bằng xốp như đèn lồng, ông trăng, sao,..

+ Nhạc bài hát “Chiếc đèn ông sao, rước đèn dưới trăng”.

– Đồ dùng của trẻ: Rổ đựng đồ chơi học toán.

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú
1. Hoạt dộng học:Toán:

“Xếp xen kẽ hai đối tượng”

* Hoạt động 1. Gây hứng thú

– Để cho buổi học được vui, cô cùng

các con hát bài “Đêm trung thu”

– Các con vừa hát bài hát nào.

– Bài hát nhắc đến điều gì? Các bạn nhỏ đi đâu.

– Sắp đến trung thu rồi cô có món quà tặng các con đấy, các con cùng xem cô tặng món quà gì nào?

– Ai có nhận xét gì về đường diềm trang trí cho bức tranh?

– À đúng rồi một hình tròn, xen kẽ một hình vuông, một hình tròn xen kẽ một hình vuông được lặp đi lặp lại theo một qui tắc. Hôm nay cô sẽ dạy các con cách xếp xen kẽ, cô mời các con hãy nhẹ nhàng đi lấy rổ đồ

dùng và về chỗ ngồi của mình nào.

* Hoạt động 2: Dạy trẻ xếp xen kẽ hai đối

tượng.

– Các con nhìn trong rổ của mình có gì nào?

* Cô làm mẫu.

– Bây giờ các con ngồi ngoan nhìn lên màn hình cô có gì nào.

+ Cô xếp một ông sao rồi đến một đèn lồng, một ông sao lại đến một đèn lồng và cứ thế tiếp tục lặp đi lặp lại tạo thành một chuỗi. Đó là cách xếp xen kẽ theo một quy tắc.

– Cả lớp nhắc lại cho cô “ Cách xếp

xen kẽ”.(cho trẻ đọc 2-3 lần).

– Cô lại xếp xen kẽ đồ vật khác.

– Ai có nhận xét gì về cách xếp trên màn hình của cô?(cô mời 2-3 trẻ lên thực hiện)

– Cô chốt lại: Cứ một ông sao cô xếp xen kẽ 1 đèn lồng, một ông sao xếp xen kẽ 1 đèn lồng là cách xếp xen kẽ theo qui tắc đấy các con ạ.

* Cho trẻ thực hiện.

– Cô cho trẻ xếp

– Cô chú ý quan sát giúp đỡ trẻ.

– Trẻ xếp xong cô yêu cầu trẻ nhìn lên bảng

xem trẻ có xếp giống cô không.

– Cô cho cả lớp đọc (1 ông sao xen kẽ 1đèn lồng, 1 ông sao xen kẽ 1

đèn lồng).

– Bạn nào giỏi cho cô biết cách xếp như này gọi là cách xếp gì?

– À đúng rồi! một ông sao xen kẽ 1đèn lồng

tạo thành chuỗi được lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là cách xếp xen kẽ.

– Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói.

* Tương tự cô yêu cầu trẻ xếp xen kẽ một ông trăng xen kẽ một đèn ông sao.

– Cô bao quát, giúp đỡ trẻ xếp.

– Nhận xét tuyên dương trẻ.

=> Cô chốt lại: Vừa rồi các con đã được xếp xen kẽ theo một qui tắc của 2 đối tượng. Cô thấy các con học rất giỏi cô thưởng cho các con trò chơi.

+ Trò chơi 1: “Ai nhanh trí”.

– Cách chơi như sau: Trên bảng cô đã gắn các đồ vật nhưng có những đồ vật còn thiếu. Nhiệm vụ của 2 đội là lấy đúng đồ vật còn thiếu gắn lên bảng để tạo thành 1 chuỗi xếp xen kẽ theo một qui tắc.

– Thời gian là 1 bản nhạc nếu đội nào

gắn đúng đội đó sẽ giành chiến thắng.

– Các con đã rõ cách chơi chưa?

– Trẻ chơi (cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ).

– Cô cùng trẻ nhận xét kết quả chơi,

khen trẻ.

+ Trò chơi 2: “Nhanh và đúng”

– Cách chơi như sau: Cô chia lớp mình thành 4 nhóm chơi và cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bức tranh và rổ đựng các hình khác nhau. Nhiệm vụ của các nhóm là phải trang

trí đường diềm cho bức tranh sao cho xen kẽ cứ 1 hình này xen kẽ với 1 hình khác.

Thời gian là một bản nhạc đội nào trang trí đường diềm cho bức tranh nhanh và đúng đội đó sẽ thắng cuộc.

– Trẻ lấy tranh về nhóm thực hiện.

– Trẻ chơi cô quan sát, hướng dẫn các nhóm chơi.

– Cô nhận xét kết quả của các nhóm chơi.

* Hoạt động 3. Kết thúc.

 – Cô nhận xét tuyên dương trẻ

2. Chơi, hoạt động ngoài trời

* Hoạt động có mục đích:

“Vẽ bánh trung thu”

– Cô trò chuyện với trẻ về bánh trung thu

+ Trung thu thường có những loại bánh gì?

+ Bánh có dạng hình gì?

– Cô đưa phấn ra hỏi? Cái gì đây?

+ Phấn dùng để làm gì?

+ Con sẽ vẽ gì? (bánh hình tròn, bánh hình vuông, …)

+ Ai sẽ vẽ giống bạn?

– Cho trẻ vẽ theo nhóm, cô bao quát giúp đỡ trẻ

Cho trẻ quan sát sản phẩm, nhận xét.

* Trò chơi vận động: “Tránh nắng”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

– Cô khái quát lại

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Chơi tự do:

3. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều

* Trò chơi:

“Nghe âm thanh đoán tên đồ vật”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô hỏi trẻ luật chơi, cách chơi

– Cô khái quát lại

– Cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

*Hoạt động: Làm quen bài hát “Đêm trung thu”

– Cô mở cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc trong bài.

– Cô cho trẻ đoán tên bài hát

– Cô giới thiệu tên bài hát

– Cô cho cả lớp hát cùng cô 3 lần

– Tổ, nhóm, cá nhân hát

– Cô khuyến khích trẻ hát và thể hiện tình cảm của bài hát.

– Hỏi lại trẻ tên bài hát.

* Chơi tự chọn

* Nêu gương cuối ngày.

 

– Trẻ hát cùng cô

– Trẻ trả lời

– Trẻ kể

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ kể

– Trẻ nghe

– Trẻ xếp

– Trẻ trả lời

– Trẻ nói

– Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.

– Trẻ nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi trò chơi.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ thực hiện

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trò chuyện cùng cô

– Trẻ trả lời

– Trẻ vẽ bánh trung thu

– Trẻ quan sát

– Chú ý lắng nghe

– Trẻ chơi 2-3 lần

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi

– Trẻ nghe nhạc

– Trẻ đoán

– Trẻ hát

– Trẻ trả lời

– Trẻ chơi

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích

* Trẻ biết cách cầm bút, biết cách tô màu đèn lồng.

– Trẻ biết đèn ông sao là đồ chơi trong dịp trung thu, biết một số đặc điểm nổi bật của đèn ông sao.

– Trẻ biết một số hoạt động vui chơi và các đồ chơi trong ngày tết trung thu.

– Trẻ nhớ tên trò chơi biết cách chơi trò chơi: Chuyền bóng cho nhau, nào ta cùng vận động

* Rèn kĩ năng tô màu cho trẻ, tô không chờm ra ngoài.

– Phát triển óc sáng tạo của trẻ.

– Rèn cho trẻ kỹ năng chào hỏi, cất đồ dùng dồ chơi đúng nơi quy định.

– Hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát có chủ định.

* Tích cực tham gia các hoạt động.

-Trẻ hào hứng chơi trò chơi. Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và cất đồ chơi đúng quy định. Đoàn kết, nhường nhịn trong khi chơi.

II. Chuẩn bị

– Địa điểm tổ chức hoạt động: Sân trường, lớp học sạch sẽ gọn gàng.

– Đồ dùng của cô: Tranh mẫu, sáp mầu, câu hỏi, bảng quay 2 mặt.

+ Tranh 1 ngày ở trường của bé.

+ Đèn ông sao, nhạc bài hát “Chiếc đèn ông sao”.

– Đồ dùng của trẻ: Vở tạo hình, sáp màu, bàn ghế đủ cho trẻ, ….

+ Giày dép, mũ cho trẻ ra ngoài trời.

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú
1. Hoạt động học: Tạo hình:

” Tô màu chiếc đèn lồng ” (Tiết mẫu)

* Hoạt động 1. Gây hứng thú

– Cho trẻ chơi chiếc hộp kì diệu: Cho trẻ lên lấy đồ chơi ở trong hộp và nói tên đồ chơi.

* Hoạt động 2. Quan sát tranh mẫu

Cô cho trẻ quan sát chiếc đèn lồng.

+ Tranh vẽ gì? Chiếc đèn lồng có những bộ phận nào? (Cán cầm, dây treo, đèn…)

+ Muốn bức tranh đẹp thì làm như thế nào?

+ Khi tô màu thì phải tô như thế nào?

* Hoạt động 3. Quan sát cô làm mẫu

– Cô tô mẫu, vừa tô vừa phân tích các thao tác

Cô cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Cô tô từng bộ phận của đèn, tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và không tô chờm ra ngoài hình vẽ.

– Cô nói tư thế ngồi, hỏi lại cách cầm bút, cách tô rồi cho trẻ tô màu trên không.

* Hoạt động 4.Trẻ thực hiện

– Cô phát vở, sáp màu cho trẻ

– Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, cách tô và cho trẻ tô

– Hư­ớng dẫn trẻ, động viên trẻ kịp thời

– Nhắc trẻ tô xen kẽ các màu.

– Cô giúp đỡ những trẻ làm còn lúng túng

*Hoạt động 5: Trưng bày sản phẩm

Cho trẻ tr­ưng bày sản phẩm

– Trẻ tự nhận xét sản phẩm trẻ thích

– Cô nhận xét củng cố lại, tuyên d­ương những bạn vẽ đẹp, động viên những bài vẽ chư­a hoàn chỉnh.

* Hoạt động 6. Kết thúc

– Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi

 2. Chơi, hoạt động ngoài trời:

* Hoạt động có mục đích:

“Quan sát đèn ông sao”

– Cô hát, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo nhạc bài “Chiếc đèn ông sao”

+ Cô vừa hát bài gì?

+ Bài hát nói về điều gì?

– Cho trẻ quan sát chiếc đèn ông sao rồi để trẻ nói lên những hiểu biết của mình về chiếc đèn ông sao

+ Đèn ông sao trông như thế nào?

+ Đèn gồm có những phần gì?

+ Đèn ông sao thường có vào dịp nào?

+ Trung thu bố mẹ có mua đèn ông sao cho con không?

+ Khi chơi con phải chơi như thế nào?

– Giáo dục trẻ phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận, không tranh giành của nhau

* Trò chơi vận động: “Nào ta cùng vận động”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi.

– Cô khái quát lại cách chơi cho trẻ

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần

– Nhận xét chơi

* Chơi tự do

3. Chơi  hoạt động  theo ý thích buổi chiều

* Trò chơi : Chuyền bóng cho nhau

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi.

– Cô khái quát lại cách chơi cho trẻ

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần

– Nhận xét sau khi chơi

* Hoạt động. “Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu”.

– Cho trẻ kể một số hoạt động và đồ chơi của tết trung thu

+ Cô cho trẻ xem video các bạn đón tết trung thu?

+ Trò chuyện cùng trẻ

– Các bạn làm gì trong ngày tết thung thu.

– Ngày tết thung thu có những đồ chơi gì.

– Ngày trung thu các con được làm gì?

– Ngày tết trung thu chúng mình được đi rước đèn ông sao, được phá cỗ, …

– Giáo dục trẻ khi đi rước đèn phải đi cùng người lớn, chơi đoàn kết với các bạn.

* Chơi tự chọn

* Nêu gương cuối ngày

 

– Trẻ chơi trò chơi

– Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô

– Trẻ lắng nghe và quan sát cô làm mẫu

– Trẻ mô phỏng

– Trẻ tô màu

– Trẻ nhận xét bài của bạn, của mình

– Trẻ cất đồ dùng

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời

– Trẻ nói theo ý hiểu

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ chơi hứng thú

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi trò chơi

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ kể

– Trẻ xem.

– Trẻ trò chuyện cùng cô.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chú ý nghe

– Trẻ chơi

 

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích

* Trẻ nhớ tên bài thơ “Trăng sáng” tên tác giả “Nhược thủy”, hiểu nội dung bài thơ. Biết cách đọc to rõ lời thể hiện tình cảm qua bài thơ.

– Trẻ biết làm bánh trung thu hình tròn.

– Trẻ biết 1 số hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.

– Trẻ nhớ tên trò chơi, chơi thành thạo trò chơi: Tập tầm vông, chọn quả.

– Trẻ nghe và giải được câu đố.

* Rèn kỹ năng đọc rõ lời và trả lời tròn câu.

– Hình thành cho trẻ kĩ năng xoay tròn, ấn bẹt

– Rèn trẻ kỹ năng nghe, phán đoán.

– Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ và ngồi ngay ngắn trong hàng khi dự lễ hội.

* Trẻ hứng thú đọc thơ

– Trẻ có ý thức kỉ luật khi đi ra sân.

– Trẻ yêu tết trung thu, thích tham gia rước đèn. Biết cảm ơn khi được nhận quà, giữ gìn đồ chơi sạch sẽ…

– Giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn..

II. Chuẩn bị:

– Địa điểm tổ chức: Sân trường, lớp học an toàn sạch sẽ.

– Đồ dùng của cô: Tranh thơ “Trăng sáng”, que chỉ, hệ thống câu hỏi.

+ Tranh vẽ cảnh đêm trăng, đĩa nhạc bài hát : Trăng sáng

– Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế, đất nặn, bảng đủ cho trẻ, trang phục gọn gàng, …

III. Tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú
1. Hoạt động học: Thơ:

“Trăng sáng”

* Hoạt động 1. Gây hứng thú

– Cô cho trẻ xem ông trăng trên màn hình

– Các con vừa được xem gì?

– Ông trăng có dạng hình gì?

– Có bài thơ nào nói về ông trăng?

* Hoạt động 2. Cô đọc mẫu.

– Cô đọc mẫu lần 1 và giới thiệu tên bài thơ, tác giả

– Cô đọc mẫu lần 2 kết hợp với  tranh minh họa.

*Hoạt động 3. Giảng giải, đàm thoại nội dung.

– Cô đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

– Sân nhà em sáng nhờ gì?

– Tác giả ví trăng tròn như thế nào?

– Trăng khuyết giống cái gì?

– Em bé có yêu trăng không?

– Khi em đi thì ông trăng như thế nào?

– Giáo dục trẻ yêu trăng là yêu thiên nhiên đất nước

* Hoạt động 4. Dạy trẻ đọc thơ.

– Cô cho cả lớp đọc theo cô 3 lần.

– Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc.

– Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

– Nếu trẻ thuộc cho trẻ đọc nâng cao theo tay cô

– Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ và đọc lại 1 lần

* Hoạt động 5. Kết thúc:

2. Chơi, hoạt động ngoài trời:

* Hoạt động có mục đích

“Nặn bánh trung thu hình tròn”

– Hãy kể tên những loại bánh trung thu

– Bánh trung thu có dạng hình gì?

– Hôm nay cô cháu mình cùng làm những chiếc bánh trung thu hình  tròn nhé.

– Con sẽ làm như thế nào? (Hỏi 3-4 trẻ)

– Chúng mình sẽ xoay tròn và ấn bẹt.

– Tổ chức cho trẻ làm cô bao quát và hướng dẫn trẻ.

– Nhận xét sản phẩm.

 * Trò chơi vận động:  “Chọn quả”

– Cô giới thiệu tên trò chơi đá bóng

– Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi

– Cô khái quát lại:

– Cô tổ chức cho trẻ chơi  2- 3 lần

– Nhận xét sau khi chơi

* Chơi tự do.

3. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều:

* Trò chơi: “Tập tầm vông ”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi

– Cô khái quát lại:

– Cô cho trẻ chơi 3-4  lần

– Nhận xét sau khi chơi

* Hoạt động : Trung thu của bé

– Cô đọc câu đố “Tết gì có na có hồng, có cốm có bưởi có đèn lồng ông sao”

– Hôm nay ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày gì?

– Cho trẻ nói lên những cảm nghĩ của mình về ngày tết trung thu

+ Trong ngày tết trung thu có những hoạt động gì?

+ Cô bật video về lễ hội trung thu cho trẻ xem.

– Tổ chức cho trẻ liên hoan đón trung thu tại lớp.

– Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia phải giữ vệ sinh môi trường chung như không vứt rác ra lớp,…

* Chơi tự chọn.

* Nêu g­ương cuối ngày

 

– Trẻ quan sát

– Trẻ trả lời

– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ đọc thơ

– Trẻ đọc 1 lần

– Trẻ kể

– Trẻ trả lời

– Trẻ nói theo ý hiểu

– Trẻ nặn

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi 2-3 lần

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi

– Trẻ chơi 3- 4 lần

– Trẻ nghe và giải đố

– Trẻ trả lời

– Trẻ nói cảm nghĩ.

– Trẻ trả lời

– Trẻ chú ý xem

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi

 

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021

I. Mục đích:

* Trẻ nhớ tên bài hát “Đêm trung thu” tác giả “ Phùng Như Thạch”, hiểu nội dung bài hát, hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát, biết hưởng ứng theo giai điệu vui tươi bài hát “Chiếc đèn ông sao”, biết cách chơi trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”.

– Trẻ biết được các cô giáo của lớp 5 tuổi C và các bạn trong lớp

– Trẻ biết giúp cô làm những công việc vừa sức của mình qua giờ vệ sinh các góc chơi.

– Trẻ biết tên trò chơi và hiểu được luật chơi, cách chơi “Dung dăng dung dẻ, bóng tròn to, Ai đoán giỏi”.

– Trẻ biết được những việc làm tốt của mình của bạn trong ngày, trong tuần. Biết được nhiệm vụ được giao của tuần sau.

* Hình thành cho trẻ kĩ năng hát, mạnh dạn và tự tin khi hát khi chơi cùng bạn.

– Hình thành kĩ năng xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.

– Rèn cho trẻ tính chăm chỉ cầm cù

* Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.

II. Chuẩn bị:

– Địa điểm: Sân tập, lớp học sạch sẽ, an toàn

– Đồ dùng của cô: Nhac bài hát: Đêm thung thu, chiếc đèn ông sao, phiếu bé ngoan

– Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng, chậu nước, khăn lau, …

III. Tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú
1. Hoạt động học: Âm nhạc:

– Dạy hát: “Đêm trung thu” (NDTT)

– Nghe hát : Chiếc đèn ông sao (NDKH)

– Trò chơi: Ai đoán giỏi

* Hoạt động 1. Gây hứng thú

– Cô đọc câu đố về tết trung thu “Tết gì có cốm, có hồng có thị, có bưởi, đèn lồng, đèn sao”?

– Cô đàm thoại, trò chuyện với trẻ về tết trung thu.

– Dẫn dắt trẻ vào bài.

– Có bạn nào thuộc bài hát này rồi.

* Hoạt động 2: Hát mẫu

– Cô hát lần 1, không nhạc, giới thiệu tên bài hát tên tác giả.

– Cô hát lần 2 với nhạc

+ Cô vừa hát bài gì? do ai sáng tác?

+ Bài hát nói về điều gì?

– Bài hát nói về đêm trung thu các bạn nhỏ được xem múa sư tử và được ca hát dưới ánh trăng vàng.

* Hoạt động 3: Dạy trẻ hát

Cả lớp hát 3 lần

Tổ, nhóm, cá nhân hát (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

– Hát nâng cao theo tay cô (Nếu trẻ hát tốt)

(Chú ý sửa sai cho trẻ)

– Cho trẻ nhắc lại tên bài hát và mời 1 trẻ hát tốt hát lại.

Hoạt động 4. Nghe hát: “Chiếc đèn ông sao”

– Cô hát cho trẻ nghe lần 1, nói tên bài hát, tên tác gỉa

– Cô giảng giải nội dung bài hát.

– Cô hát lần 2 Kết hợp với múa minh họa, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.

+ Cô vừa hát bài hát gì? Ai sáng tác?

+ Bài hát có giai điệu như thế nào?

Hoạt động 5. Trò chơi: “Ai đoán giỏi

– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.

– Cách chơi: Cô mời 1 trẻ hát một đoạn bài hát và mời trẻ khác đoán tên bài hát.

– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

– Cô nhận xét chơi.

Hoạt động 6: Kết thúc

– Cô nhận xét giờ học.

2. Chơi, hoạt động ngoài trời

* Hoạt động có mục đích: Giao lưu với lớp 3 tuổi A:

– Cho trẻ xếp hàng rồi đi cùng cô sang lớp 3 tuổi A

+  Lớp 3 tuổi A: Có những cô giáo nào?

– Cô giúp trẻ trò chuyện với cô giáo và các bạn lớp 3TA

+ Cô giáo làm công việc gì?

+ Các bạn trong lớp chơi với nhau như thế nào?

+ Trong lớp có những góc chơi nào? Có những đồ chơi gì?

Giáo dục trẻ yêu quý cô giáo, các bạn

* Trò chơi vận động:  

“Dung dăng dung dẻ”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô nhắc cho trẻ nhắc lại luật chơi:

– Cô khái quát lại

– Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Chơi tự do

3. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều

* Trò chơi: “Bóng tròn to”

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Cô nhắc cho trẻ nhắc lại luật chơi:

– Cô khái quát lại

– Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

– Nhận xét sau khi chơi

* Hoạt động: Lao động vệ sinh

– Cô chia lớp thành 3 tổ

– Cô giao nhiện vụ cho các tổ

– Cô hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ của mình.

– Cô cho trẻ thực hiện: Cô bao quát, giúp đỡ và cùng làm với trẻ.

– Cô nhận xét từng nhóm, khuyến khích, động viên khen trẻ.

* Chơi tự chọn.

* Nêu gương cuối ngày, cuối tuần

– Cô cho trẻ hát bài “Đêm trung thu”

– Cho trẻ kể về những việc làm tốt mà trẻ đã làm được trong ngày, tuần.

– Tặng cờ. Cô nhắc nhở, động viên những trẻ chưa đạt cờ trong ngày.

– Đếm cờ.

– Cô nhận xét phát phiếu bé ngoan.

– Tổ chức liên hoan văn nghệ.

+ Hát: Trường chúng cháu đây là trường mầm non, đêm trung thu

+ Thơ: Trăng sáng

– Giao nhiệm vụ cho trẻ vào tuần sau

– Trẻ nghe và giải đố

– Trẻ trò chuyện cùng cô.

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ hát

– Trẻ nói tên bài hát và hát lại

– Trẻ nghe cô hát

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nghe và hưởng ứng cùng cô

– Trẻ trả lời

– Trẻ nghe

– Trẻ chơi 2-3 lần

– Trẻ nghe

– Trẻ nghe

– Trẻ đi cùng cô

– Trẻ trả lời

– Trẻ trò chuyện với cô và bạn

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại tên trò

chơi.

– Trẻ chơi 2-3 lần.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhắc lại tên trò

chơi.

– Trẻ chơi 2-3 lần.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ nhận nhiệm vụ

– Trẻ thực hiện

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ hát

– Trẻ kể lại

– Trẻ nhận cờ

– Trẻ đếm

– Trẻ nhận bé ngoan

– Trẻ hát, đọc thơ

– Trẻ nghe

 

* Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày

( Nhấn Tải Giáo án và kế hoạch chủ đề nhánh bé vui tết trung thu để lấy tập tin chi tiết )

Bạn cần hỗ trợ?