Nào ta cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.
Tết Trung Thu có từ bao giờ, do ai là người đưa Tết này từ Trung Quốc vào nước ta vào khoảng thời gian nào thì chưa có tài liệu sử sách chính xác nào đề cập đến. Chỉ biết một điều rằng Tết Trung Thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và nó có sự biến đổi liên tục qua nhiều giai đoan thăng trầm của thời gian.
Điều hấp dẫn đối với lũ trẻ là đứng nhìn những người thợ đóng bánh ngoài quầy tạo nên những âm thanh rộn ràng khi khuôn bánh gõ mạnh trên mặt bàn theo những nhịp điệu khoan nhặt rất đặc trưng trên đường phố. Những cửa tiệm quanh chợ bắt đầu trang trí, bày biện các mặt hàng để sửa soạn cho Tết trung thu. Đám con trẻ thời ấy háo hức lạ kỳ với Tết trung thu, chúng bị cuốn hút bởi các thú vui truyền thống, mộc mạc nhưng tinh tế của dịp lễ cổ truyền này.


https://quatrungthu.net/san-pham/banh-trung-thu-mai-son-hop-dam-me/
Đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng. Những đầu lân, các đèn lồng nan tre phết giấy bóng kính, làm theo các hình con cá, ông sao, bánh ú. Ngoài ra còn đèn xếp, đèn quả bưởi, đèn kéo quân… Rồi những con giống, làm bằng bột cắm lông gà nhuộm màu sặc sỡ, cũng là nét đặc thù của Tết Trung Thu của người Việt.
Có người bảo rằng cái ông tiến sĩ bằng giấy có bộ mặt non choẹt nhưng đáng yêu ấy chính là hình ảnh ông Trạng trẻ Nguyễn Hiền có thật trong lịch sử. Rồi hợp với thời thượng là những chiếc ôtô, tàu bay bên cạnh cái xe kéo cũng mới có từ khi Tây sang. Xem kỹ ảnh thấy rất nhiều đồ chơi loại này, nào là Hai bà cưỡi voi, vinh quy bái tổ, con lân, con phượng , Tôn Ngộ Không và rất nhiều nhân vật làm hình nhân.

Còn những lũ trẻ năng động nhất thì thích ở ngoài đường với cái đầu sư tử bồi bằng giấy. Chúng hợp thành những đoàn có trống, xèng xèng và thế nào cũng có một chú phỗng múa may làm vui. Chúng múa chơi đôi khi đòi những cửa hàng nơi chúng đến múa phải treo giải…
Đầu lân đủ cỡ, đủ loại, và hình dáng khác nhau. Múa cùng với lân là ông thổ địa bụng phệ phe phẩy cái quạt nan. Tiếng trống, tiếng hò reo, tiếng bước chân, và vũ điệu của sư tử, cứ rạo rực, cuốn hút không biết bao người. “Lòng vui sướng với đèn trong tay”, từng đoàn trẻ em đi theo chú lân, chú sư tử, tiếng trống rộn ràng để khi kết thúc đêm hội, ai cũng nuối tiếc và tự hỏi: “Bao giờ mới đến Trung Thu nữa nhỉ?”
Cuối cùng là cái phút chờ đợi nhất, trong sự ấm cúng của gia đình xoay quanh nơi bày cỗ. Những món đồ ăn và đồ chơi được bày biện trong nhà hay ngoài trời phô bày sự chăm sóc của gia đình với con trẻ trong ngày Tết được chờ đợi nhất trong năm, lại vào lúc tiết trời đẹp nhất: gió mát trăng trong

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Khoa học giải thích: “Vì sao chúng ta yêu thích ngày lễ trung thu?”
- Tết Trung thu ở Việt Nam: Ý nghĩa và phong tục
- Ý nghĩa và cách bày mâm cỗ trung thu đẹp nhất
- Sheraton Saigon trình làng BST bánh Trung thu Nguyệt Dạ
- Tiệm bánh Trung thu Triều Châu “nóng hổi” nức tiếng Sài Gòn hơn 70 năm
- 10 hãng bánh trung thu cho người bị tiểu đường an toàn nhất
- Long Đình Phúc Quý – Bánh Trung Thu Long Đình
- 10 cửa hàng bán bánh trung thu handmade nhà làm ngon TpHCM
- 5 thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng phù hợp để biếu tặng
Nguồn bài viết: Internet
———————–
Thông tin liên hệ:
NPP CẤP CAO BÁNH TRUNG THU
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP QUÀ TẶNG VGIFT
Shophouse V6A-06, KĐT Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Hotline|Zalo:
Email: