(NSHN) – Ngày 7-9, nhân dịp Tết Trung thu, Cung Thiếu nhi Hà Nội phối hợp với Hội truyền thông thành phố Hà Nội tổ chức chương trình tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền – Giữ gìn, phát huy và lan tỏa”, với sự tham gia của các nhà văn hóa, khoa học.
Tại tọa đàm, các khách mời đã chia sẻ những câu chuyện, ký ức, nghiên cứu về Tết Trung thu cổ truyền qua những góc nhìn khác nhau về đồ chơi Tết Trung thu, mâm cỗ trung thu và những nét văn hóa đẹp cần giữ gìn, lan tỏa.
Bánh Trung Thu Kinh Đô Trăng Vàng BLACK & GOLD Hộp 2 Bánh + Thiệp 3D (Mã: G2)
Theo Tiến sĩ Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đã thành truyền thống bao đời nay, hằng năm, đến ngày Rằm tháng Tám (âm lịch), người dân nhiều nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore… và Việt Nam, thường có tập quán vui đón Tết Trung thu.
Việt Nam ngoài tên gọi Tết Trung thu còn một số tên gọi khác như: “Tết Trông trăng”, “Tết Thiếu nhi hay Tết Trẻ con”, “Tết Hoa đăng”, “Tết Đoàn viên”… Dù gọi tên là gì, có lẽ nổi bật nhất vẫn là nội dụng đậm tính nhân văn, có ý nghĩa xã hội sâu sắc nhất đó là sự quan tâm, chăm sóc cả vật chất và tinh thần cho thiếu nhi. Vào dịp này, từ xa xưa, dẫu còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng mỗi gia đình đều cố gắng có được mâm cỗ trung thu.
Còn theo Tiến sĩ Vũ Hồng Nhi (Bảo tàng Dân tộc học), ở Việt Nam, Rằm tháng Tám còn được gọi là Tết Trung thu, khởi đầu gắn với hoạt động cầu mùa của cư dân nông nghiệp. Qua quá trình lao động sản xuất và đấu tranh giành độc lập của dân tộc, đặc biệt sau cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, tất cả trẻ em Việt Nam đều được vui chơi, học tập. Tết Trung thu đã trở thành tết của trẻ em, với rất nhiều hoạt động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người lớn dành cho con trẻ.

Theo truyền thống, vào dịp này, các gia đình có trẻ nhỏ luôn chuẩn bị một số loại đồ chơi tặng cho con cháu mình như: Đầu lân, đèn kéo quân, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi… Đồng thời, mỗi gia đình cũng sửa soạn một mâm cỗ trung thu với những món đồ chơi đầy ý nghĩa để dâng cúng thần linh, tổ tiên và gửi gắm những mong muốn tốt đẹp cho cuộc sống, đặc biệt là những ước vọng, niềm tin dành cho con trẻ.
Trong buổi tọa đàm còn có phần giao lưu với những nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống của Hà Nội, đó là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền, đã có hơn 60 năm làm đèn kéo quân; bà Phạm Nguyệt Ánh với niềm đam mê làm con giống bột. Các nghệ nhân đã chia sẻ niềm đam mê làm các món đồ chơi trung thu, đồng thời gửi gắm những trăn trở, nỗi niềm riêng trong việc giữ gìn nghề truyền thống.
Bánh Trung Thu Kinh Đô Trăng Vàng BLACK & GOLD Hộp 4 Bánh (Mã: G4)
Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã trưng bày gần 30 bức ảnh về Trung thu Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay sưu tầm. Các bức ảnh là những câu chuyện về các đồ chơi trung thu, cách đón trung thu của người Hà Nội sau năm 1945.
Một số hình ảnh trưng bày trong triển lãm về Trung thu Hà Nội xưa:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Tết Trung Thu 2023 vào ngày nào?
- Tổng hợp các loại nhân bánh trung thu ngon nhất 2023
- Cách sên nhân khoai môn – khoai lang tím
- Cách làm bánh dẻo không bị xệ, chảy, mất nét, cứng, khô
- Cách làm bánh dẻo chay ngon đơn giản tại nhà
- Cách làm bánh trung thu thập cẩm gà quay
- Cách làm bánh dẻo bằng bột nếp sống nhân đậu xanh
- Cách làm bánh trung thu sữa dừa nướng bằng nồi chiên không dầu
- Cách làm bánh trung thu ngàn lớp kiểu Đài Loan
- Lịch sử bánh trung thu: Từ chiếc bánh của sự khởi nghĩa đến món ăn đoàn viên
- Top 7 địa chỉ bán bánh trung thu ngon nhất ở Hà Nội
- Gợi ý 20 món quà tặng trung thu cho bé ý nghĩa nhất 2023
- Cách bày mâm cỗ trung thu truyền thống đơn giản đẹp nhất 2023
Nguồn bài viết: Internet
———————–
Thông tin liên hệ:
NPP CẤP CAO BÁNH TRUNG THU
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP QUÀ TẶNG VGIFT
Shophouse V6A-06, KĐT Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Hotline|Zalo:
Email: